Site banner

Liên hoan Cán bộ Thư viện Giỏi tỉnh Bến Tre lần thứ VIII năm 2018

       Sáng ngày 23/11/2018, tại Nhà Văn hóa Người cao tuổi tỉnh Bến Tre, Thư viện Nguyễn Đình Chiều tỉnh Bến Tre  khai mạc Liên hoan Cán bộ thư viện giỏi  tỉnh Bến Tre lần thứ VIII năm 2018 với chủ đề “Bến Tre - Đất nước – Con ngườiLiên hoan Cán bộ Thư viện giỏi được tổ chức quy mô cấp tỉnh với nội dung thi Xếp sách nghệ thuật và giới thiệu sách đã thu hút 9 thư viện huyện, thành phố thuộc hệ thống thư viện công cộng tỉnh Bến Tre tham dự gồm: Thư viện huyện Châu Thành, Ba Tri, Giồng Trôm, Bình Đại, Chợ Lách,Thạnh Phú, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc và Thư viện Thành phố Bến Tre.

        “Đây là hoạt động định kỳ hàng năm, là dịp để những người làm công tác thư viện giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, thể hiện khả năng chuyên môn bao gồm kiến thức nghiệp vụ, khả năng tác nghiệp và phối hợp. Xếp sách và giới thiệu sách là 2 trong những hoạt động bề nổi để đưa sách đến với công chúng. Liên hoan như một cuộc tập huấn bổ ích nâng cao kỹ năng cho cán bộ thư viện. Riêng phần giới thiệu sách, cần lưu ý trình bày rõ nội dung, sử dụng hình thức phong phú, cuốn hút, tạo sự gợi mở, tò mò để người đọc tìm đến với quyển sách được giới thiệu” - Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trần Thị Kiều Tôn nêu tại hội thi.

           Các đơn vị trải qua 2 phần thi: Xếp sách nghệ thuật và tuyên truyền giới thiệu sách.

          Trong buổi sáng diễn ra phần thi Xếp sách nghệ thuật với các chủ đề “Bến Tre - Đất nước – Con người” mang đến cho người xem những mô hình như: “ Tượng đài chiến thắng”; “Bia tưởng niệm vụ thảm sát 17 học sinh xã Tân Bình”; “Ngôi nhà tri thức ”; “ Biểu tượng huyện Văn hóa”; “ Cổng chào huyện Bình Đại”; “ Búa, liềm”; “Không gian kết nối tri thức”.

          Phần thi xếp sách nghệ thuật đa dạng các mô hình mô phỏng những công trình kiến trúc có giá trị về kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh của địa phương.

                                       

.          Thư viện Chợ lách với mô hình “ Tượng đài chiến thắng ” là biểu tượng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, tiêu biểu cho ý chí quyết tâm của 2.056 liệt sĩ và người có công trên địa bàn huyện chợ lách , tượng đài do Đảng bộ và nhân dân huyện Chợ lách xây dựng nhằm để tôn vinh những con người của quê hương chợ lách đã chiến đấu và hi sinh trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước

                                     

                Nhằm thể hiện lòng biết ơn, tôn kính của nhân dân huyện Mỏ Cày Bắc  đối với các nhà cách mạng, nhà trí thức lớn đã có nhiều đóng góp quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, người con ưu tú của quê hương Bến Tre, Thư viện Mỏ Cày Bắc với mô hình xếp sách nghệ thuật “Bia tưởng niệm vụ thảm sát 17 học sinh xã Tân Bình” là một công trình có ý nghĩa lớn về chính trị, lịch sử và mang tính nhân văn sâu sắc, góp phần giáo dục truyền thống  yêu nước cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau

                                     

               Thư viện Mỏ Cày Nam với mô hình xếp sách  “Ngôi nhà tri thức ” được lấy ý tưởng từ thư viện tư nhân Đặng Huỳnh đực thành lập từ năm 2004, thư viện Đặng Huỳnh đã góp phần nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân cách, tăng cường ý thức chấp hành pháp luật, hình thành lối sống lành mạng của người dân địa phương, góp phấn xây dựng và thói quen đọc sách trong môi tầng lớp nhân dân

                                   

               Thư viện Châu thành  mô hình xếp sách “ Biểu tượng huyện Văn hóa” được lấy ý tưởng từ hình ảnh thuyền chở đạo từ câu thơ của Nguyễn Đình Chiểu “ Chở bao nhiêu đạo không khẳm, đâm mấy thằng giang bút chẳng tà”  hình ảnh thuyền chở đạo với quyển sách trên cột buồm thể hiện cho đạo đức lối sống, kiến thức xã hội, đạo lý làm người luôn được đánh giá rất cao trong xã hội, góp phần xây dựng nên con người văn hóa trong xã hội văn minh

                                   

          Mô hình “ Cổng chào huyện Bình Đại” Thư viện huyện Bình Đại được lấy ý tưởng từ công trình được thiết kế với mô hình mũi tàu và hình ảnh con tôm. Đây cũng là hình ảnh tượng trưng cho nền kinh tế chủ yếu của huyện là đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản. 

                                  

                 Nhằm thể hiện lòng biết ơn, tôn kính của Đảng bộ và nhân dân huyện Ba Tri  nói riêng và nhân dân Bến Tre nói chung đối với các nhà cách mạng, nhà trí thức lớn đã có nhiều đóng góp quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, người con ưu tú của quê hương Bến Tre. Đến với hội thi Thư viện huyện Ba Tri lấy ý tưởng mô hình bia tưởng niệm với biểu tượng “Di tích Ngã ba cây Da Đôi, được thiết kế bằng những cuốn sách bên trong sách chứa đựng những tri thức, bên trái là hình bông hoa hướng dương 11 cánh thể hiện cho 11 đảng viên đầu tiên của chi bộ đảng, bên phải khắc dòng chữ “ Nơi diễn ra cuộc biểu dương lực lượng của hơn 200 quần chúng vào tối ngày 1/5/1930 do chi bộ Đảng Công Sản đầu tiên của tỉnh Bến tre tổ chức”

                                   

               Bến tre là vùng đất đồng bằng sông cử long giàu truyền thống cách mạng. qua công cuộc giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc đã đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng ở thời đạiu Hồ Chí Minh, xứ dừa “ địa linh nhân kiệt” đã sản sinh 18 vị tướng, trong đó có các danh tướng thời chống pháp như Đồng Văn Cống – Thứ trưởng Quốc phòng chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (thời kỳ chống Mỹ) hay Nguyễn Thị Định – Phó Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam…đến với Liên hoan Cán bộ thư viện giỏi lần thứ VIII năm 2018 Thư viện huyện Giồng Trôm lấy ý tưởng mô hình “ Đền thờ Trung tướng Đồng Văn Cống” nhằm nói lên sự tôn vinh về sự hy sinh cao cả của các anh hùng liệt sĩ, của những người có công cách mạng với Tổ quốc và để giáo dục truyền thống cách mạng yêu nước cho các thế hệ trẻ mai sau.

                                   

                Bến Tre là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long xưa kia rất hoang du và rậm rạp. Sau đó, người dân từ các miền đến khai hoang, mở đất và xây dựng nhiều công trình kiến trúc đặc sắc. Qua một thời gian dài với biến động của thời cuộc chỉ duy nhất ngôi nhà của ông Hương Liêm là vẫn tồn tại như một bằng chứng về thời kỳ vàng son của chủ nhân nó khi xưa. Đến với buổi Liên hoan Cán bộ thư viện giỏi lần thứ VIII, Thư viện huyện Thạnh Phú với mô hình xếp sách nghệ thuật “Nhà cổ Huỳnh Phủ - Một kiến trúc nghệ thuật độc đáo của tỉnh Bến Tre”. Ngôi nhà Huỳnh Phủ là một trong những công trình kiến trúc bằng gỗ đẹp mang phong cách nghệ thuật nhà Nguyễn với nhiều yếu tố mỹ thuật quý giá. Ngôi nhà được xây dựng cùng những nét chạm khắc gỗ được chia làm nhiều tầng lớp với hoa văn dầy đặc nhưng sắp xếp đối xứng hài hòa trên kèo, cột, cửa, vách. Tất cả các bức hoành phi, bài vị,…đều viết bằng chữ Hán, khắc vào gỗ, chạm trổ hoa văn công phu vào những năm cuối thế kỷ 19, ngoài nội dung trang trí, công trình còn mang ý nghĩa cầu mong đa phúc, đa lộc, an khang, thịng vượng cho gia chủ.

                                  

              Thành phố Bến Tre là trung tâm kinh tế, văn hóa - chính trị của tỉnh nhà, thời gian qua thành phố Bến Tre đã có bước phát triển, mở rộng cả về hạ tầng và không gian đô thị. Nhiều công trình trọng điểm phục vụ nhu cầu dân sinh được quan tâm đầu tư như “Quãng trường thành phố” đem đến diện mạo hiện đại – văn minh cũng như góp phần giúp thành phố hoàn thành các tiêu chí đô thị loại II. Qua đó đơn Thư viện thành phố Bến Tre xếp mô hình  “Không gian kết nối tri thức” là muốn gửi đến thông điệp về vai trò, giá trị bền vững không thể thay thế của sách trong bất cứ giai đoạn phát triển nào của xã hội nhất là trong giai đoạn kinh tế tri thức và mạng xã hội hiện nay.  

            Phần tuyên truyền giới thiệu sách là những quyển sách nói về chủ đề quê hương, đất nước, con người Bến Tre, danh nhân văn hóa, danh tướng, các tác phẩm về ẩm thực, du lịch Bến Tre…

           Kết quả, phần thi Xếp sách nghệ thuật: giải nhất thuộc về Thư viện huyện Giồng Trôm - mô hình Đền thờ Trung tướng Đồng Văn Cống, giải nhì: Thư viện huyện Ba Tri - mô hình Di tích Ngã ba cây Da Đôi, đồng giải ba: TP. Bến Tre mô hình nghệ thuật với chủ đề Không gian kết nối tri thức và Mỏ Cày Nam - mô hình thư viện Đặng Huỳnh, các giải khuyến khích Thư viện huyện Chợ Lách, Thư viện huyện Thạnh Phú, Thư viện huyện Châu Thành, Thư viện huyện Mỏ Cày Bắc, Thư viện huyện Bình Đại.

          Phần thi Giới thiệu sách: giải nhất: Thí sinh Đỗ Nguyễn Kim Cương - Thư viện Mỏ Cày Nam với phần giới thiệu quyển sách “Người nữ tướng đi vào huyền thoại”, giải nhì: thí sinh Nguyễn Thị Trinh - Thư viên Mỏ Cày Bắc giới thiệu quyển “Kỷ yếu Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, đồng giải ba: thí sinh Lư Thị Thùy Linh - Thư viện huyện Bình Đại giới thiệu quyển “Lịch sử Đảng bộ huyện Bình Đại (1930-2010)” và thí sinh Cao Hồng Liên - Thư viên TP. Bến Tre giới thiệu quyển “Đội quân tóc dài cầm súng”.  Ngoài ra, hai phần thi đều có các giải khuyến khích. 

                                       

                                    Giải nhất : xếp sách nghệ thuật                               Giải nhất: Giới thiệu sách 

                                   

                                 Bam Giám khảo và Các thí sinh Dư thi Liên hoan Cán bộ Thư viện giỏi lần thứ VIII- 2018

 

                                                                                                                                                              * Bài, ảnh: H.Dương